GAS LẠNH VÀ NHỮNG ĐIỀU KỸ THUẬT CẦN BIẾT

GAS LẠNH VÀ NHỮNG ĐIỀU KỸ THUẬT CẦN BIẾT
Ngày đăng: 26/03/2024 04:10 PM

    Gas làm lạnh (hay quen gọi là gas lạnh hoặc dung môi lạnh) là một dung môi hoạt động tuần hoàn trong các hệ thống máy làm lạnh không khí, nhiệm vụ của gas lạnh hấp thụ các dòng nhiệtt mà các dàn lạnh hút tạo ra ở áp suất thấp, và thải nhiệt ra ngoài môi trường ở những nơi có nhiệt độ cao. Hiện nay, gas lạnh trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, nhiều lúc chúng ta không thể chọn đúng được dòng gas thích hợp theo ý thích cá nhân, chỉ có thể chọng những dòng gas lạnh đáp ứng được ưu điểm cho máy và hạn chế tối đa những nhược điểm mà nó mang lại.

     

     

    Đặc tính cần có của gas lạnh nói chung

    Nếu dựa theo tính chất để lựa chọn gas lạnh, chúng cần phải đạt được những yêu cầu sau.

    - Không gây độc hại đến cơ thể con người

    - Không là tác nhân gây ra cháy nổ.

    - Không tác dụng oxi hóa với vật liệu trong máy lạnh.

    - Nhiệt độ đóng băng phải thấp hơn theo tiểu chuẩn của nhiệt độ sôi yêu cầu.

    - Khả năng bền vững cao, khó bị phân hủy.

    - Luôn sử dụng chung được với các loại dầu trong hoạt động máy.

    - Thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đến tầng ozone.

    Mặc dù tất cả các dòng gas lạnh đang sử dụng hiện nay trên thị trường không thể đáp ứng hết được tất cả các yêu cầu đã nói ở trên, nhưng mỗi dòng gas đều có điểm mạnh của riêng mình, phù hợp cho từng hệ thống làm lạnh khác nhau. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp khác hàng hiểu rõ được chúng hoạt động như thế nào.

    Những dòng gas lạnh đang có trên thị trường.

    Gas lạnh R11 Công thức của chúng là CCl3F. Đây là dòng gas không độc hại đối với con người, không gây cháy nổ, không làm oxy hóa các vật liệu kim loại, ít xảy ra hiện tượng rò rỉ gas.

     

    Nhược điểm lớn của chúng chính là tác dụng mạnh với vật liệu cao su, khả năng phá hủy mạnh tầng Ozone, gây ra hiệu ứng nhà kính lớn, làm ấm lên toàn cầu. Vì vậy mà từ những năm 1996, R11 đã bị cấm hạn chế sử dụng. Gas lạnh R11 thường được sử dụng trong các hệ thống lạnh của máy tuabin, bơm nhiệt độ cao.

    Gas lạnh R12 là mộ chất dạng khí không có màu, có mùi hương thơm nhẹ, công thức là CClF2. Đây là loại gas không độc hại với cơ thể người, không cháy nổ, không gây ra oxy hóa kim loại trong máy, khả năng bền vững cao, có thể tan trong dầu, dễ dàng bôi trơn, tác dụng ít với vật liệu cao su.

     

     

    Nhược điểm: gas lạnh R12 không thể hòa tan trong nước nên dễ dàng gây ra hiện tượng tắt van tiết lưu trong hệ thống máy làm lạnh, cũng như R11, R12 là chất phá hủy tầng Ozone mạnh, gây ảnh hưởng mạnh hiệu ứng nhà kính nên cũng bị cầm sản xuất và sử dụng từ năm 1996. R12 dùng trong tủ lạnh và máy lạnh điều hòa không khí đời cũ, hiện nay R12 được thay thế bằng R134A.

    Gas lạnh R22 Công thức chuẩn là CHClF2, đây là chất dạng khí có mùi thơm rất nhẹ, gas có tính chất giống R12 nhưng khả năng làm việc cao hơn rất nhiều, năng suất làm lạnh hiệu quả hơn, vì vậy mà công suất động cơ phải lớn hơn để có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động. Nếu so với R12 thì gas lạnh R22 ít xảy ra trường hợp gây tắt ẩm van tiết lưu, ít gây hại tầng Ozone.

     

     

    Mặc dù vậy R22 ít tan trong dầu nên khó có thể bôi trường, R22 cũng gây ra hiệu ứng nhà kính nên đến năm 2040 R22 sẽ bị ngừng sản xuất và sử dụng.

    Gas lạnh R134A Có công thức chuẩn là CH2FCF3, tính chất gần giống như R12, nhưng khả năng hấp thụ nhiệt kém hơn rất nhiều.

    R134A là dung môi sử dụng dầu Polyester ( PO ), khả năng hút ẩm rất cao, điều này gây khó khăn trong việc bảo trì các hệ thống lạnh. Mặc dù vậy gas lạnh R134A không có khả năng phá hủy tầng Ozone nên vẫn được xem là dòng gas ưu tiên trong việc thay thế R12

    Yêu cầu kỹ thuật bảo quản gas lạnh.

    Thông thường khi sử dụng bình để chứa gas lạnh, người ta thường sử dụng 1 trong các vật dụng như:

    - Bình chứa bảo quản gas lạnh.

    - Chai gas lạnh cỡ nhỏ

    - Bình chứa thương mại tái sử dụng

    - Bình chứa gas dùng 1 lần.

    Vật liệu dụng để bảo quản hoặc chứa gas lạnh bắt buộc phải làm từ thép hoặc nhôm. Các bình chứa cỡ lớn thường có những nút dẫn gas hình ren gắn ở mắt đáy của bình, việc này nhằm để tránh xảy ra trường hợp khi xảy ra sự cố ta dùng để thoát gas ra ngoài nhằm tránh nổ bình chứa.

    Về mặt kỹ thuật tất cả các quy trình đều phải được tuân theo quy tắc an toàn trong việc vận chuyển và bảo quản gas lạnh. Các bình đựng gas thường xuyên phải được kiểm tra theo thời gian 5 năm 1 lần đối với những dòng gas có thể tác dụng oxy hóa với kim loại và thời hạn 10 năm đối với dòng gas không gây oxy hóa.

    Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho khách hàng những kiến thức về đặt tính vật lý và hóa học của những dòng gas phổ biến trên thị trường, cũng như những yêu cầu kỹ thuật trong việc bảo quản và sử dụng gas lạnh sao cho hợp lý nhất, tránh xảy ra những tai nạn trong việc cháy nổ.

    0
    Zalo
    Hotline
    0327 840 839